Thư gửi cộng đồng
Kính Thưa Quý vị!
Tận trong sâu thẳm của mỗi con người, ai cũng mong muốn có được Tự do, hạnh phúc, muốn có được thành tựu viên mãn. Từ những mong muốn đơn giản đến tính tuý, từ bần hàn đến giàu sang, từ khổ đau tới hạnh phúc, từ mê đến ngộ, từ ràng buộc đến giải thoát… Quý vị cũng mong muốn đạt được những điều đó?
Tất cả Chúng ta đều muốn! Nhưng không phải ai cũng đạt được …
Bởi nhiều người mong muốn nhưng không đủ khát khao, lao đi tìm kiếm nhưng sai đường, đạt được cái này lại mất đi cái khác. Nhiều người đã vươn tới địa vị xã hội rất cao, công danh rất lớn, tiền bạc tiêu không hết, có kẻ hầu người hạ nhưng vẫn gặp phải những “bất hạnh” không đáng có.
Chúng ta vẫn thường nghe nhiều người thốt lên: “Nếu có kiếp sau tôi sẽ …”
Quý vị muốn làm gì nếu có kiếp sau?
……………………..
Tại sao không làm nó ngay ở kiếp này?
……………………….
Nếu Quý vị thật sự mong muốn làm được nhiều điều có giá trị hơn trong kiếp này, quý vị hãy tìm cầu các Bậc thầy có công phu thực chứng khai mở Tâm trí, giúp Quý vị đưa ra các giải pháp phù hợp và tối ưu.
Hiện tại, có rất nhiều chương trình huấn luyện và đào tạo ngoài xã hội với mục tiêu giúp Quý vị vươn tới sự giàu có, hạnh phúc, thành tựu, giải thoát … Nhưng phần lớn các chương trình này chỉ dạy thiên về phần ngọn, chưa lột tả được phần gốc, dạy quý vị đạt được phương tiện mà chưa đạt được đích đến, đa phần là “tư duy hữu hạn”.
Quý vị hãy phân biệt rõ đâu là phương tiện và đâu là đích đến để tránh nhầm lẫn.
Theo Quý vị : “Tư duy là chiếc chìa khoá mở ra cánh cửa Thiên đàng hay Địa ngục? “
Ngày nay có rất nhiều Nhà nghiên cứu, nhiều Chuyên gia, nhiều Diễn giả dạy các chủ đề thiên về “Tư duy” làm giàu trong kinh doanh, đầu tư chứng khoán, bất động sản, phát triển doanh nghiệp, xây dựng tổ chức … Nhưng rất hiếm người chỉ dạy về cách “kiểm soát và làm chủ Tư duy”? Do đó, phần lớn cả Người dạy và Người học về Tư duy còn chưa nhìn thấu được bản chất của nó. Người thất bại thường tự ti, đổ lỗi. Người thành công thì cao ngạo, ngông nghênh, dẫn tới Họ chưa thật sự có được lạc an và hạnh phúc, bất kể là người giàu hay nghèo, làm chủ hay làm thuê, làm quan hay làm dân đều không ngoại lệ.
Bởi: “Kiểm soát tư duy bản chất nằm ở Gốc không nằm ở Ngọn, nằm ở Thủ không nằm ở Công, nằm ở Tĩnh không nằm ở Động, nằm ở Thiện không nằm ở Ác. Nằm ở Tâm thái, không nằm ở Tư duy”.
Vậy nên Quý vị hãy học cách để kiểm soát được Tư duy của mình, mở ra được cánh cửa Thiên đàng thay vì Địa ngục, giúp Người dạy khỏi Nghiệp khẩu, Người học khỏi vô minh, Xã hội khỏi hệ luỵ, Quốc gia khỏi suy đồi.
Có rất nhiều người khi gặp chuyện bất hạnh, buồn khổ, sầu đau, phiền não thường đi tìm bác sĩ tâm lý hay các chuyên gia tâm lý để được tư vấn, trị liệu. Khi gặp các chuyên gia có công phu thì thật là may mắn, nhưng nếu gặp các Chuyên gia không có thực chứng, kinh nghiệm thật sự hiểu về bản chất, gốc rễ của các vấn đề đó thì thật là tai hại, nó sẽ làm cho người ta ngày càng dối bời, khó lòng thoát ra. Bởi: “Bạn không thể cho người khác cái mà bạn không có”, Chỉ có người hạnh phúc mới thật sự có thể làm cho người khác hạnh phúc, nếu giải pháp của họ mà không làm cho chính họ hạnh phúc thì lấy gì đảm bảo giải pháp ấy sẽ giúp được Bạn hạnh phúc và giải thoát ra khỏi khổ đau, phiền não?
Người ngộ nhận về tính không thường xem nhẹ mọi thứ, có xu hướng sống tách biệt với người khác, muốn rời xa người thân, bỏ mặc phụ mẫu, sao nhãng cuộc đời, sống kiếp này mà “cầu ở kiếp sau”, sống mờ nhạt. Người ngộ nhận về tính có thì muốn Tư hữu đủ thứ, tham lam vô độ, coi nhẹ người dưới, luồn cúi người trên, dễ bị lôi kéo. Ngay cả khi có địa vị xã hội cao, tiền bạc chất đầy, kẻ hầu nguời hạ vẫn thấy cô đơn, khổ đau, bất hạnh. Người Ngộ nhận cả hai thì càng nguy hại hơn.
Quý vị muốn Thiên về hướng đi nào?
Quý vị muốn có cuộc sống hạnh phúc, lạc an ngay ở kiếp này hay chờ đến kiếp sau?
Quý vị hãy nhớ: “Hiện tại chính là tương lai của quá khứ, đồng thời cũng chính là quá khứ của tương lai”. Hiện tại là thời điểm duy nhất để chúng ta kiến tạo và sống đúng nghĩa với cuộc đời của mình. Bởi Hiện tại là Quả của Quá khứ, là Nhân của Tương lai, Hiện tại sống tốt thì Tương lai nhất định sẽ tốt “Nhân quả đồng thời” và ngược lại.
Người thực ngộ về tính không có thể hội nhập vào với đạo mà phiêu diêu tự tại, vô thường vô ngã, tiêu trừ phiền não, xoá mọi khổ đau. Nhưng nếu chỉ ngộ được tính không mà không ngộ được tính có thì chỉ giúp được mình khó giúp được người, chỉ viên mãn “trên trời” mà khó hoà “dưới đất”. Ngược lại, người ngộ về tính có có thể trở nên giàu có, phúc đức đủ đầy, hưởng lạc đời thường, nhưng nếu chỉ ngộ được tính có mà không ngộ được tính không thì vẫn còn nhiều đau khổ, không thể “giải thoát” được ngay ở đời này, vẫn là giới hạn.
Chỉ khi thực ngộ được cả tính không và tính có, nhập vai tuỳ hỷ, tuỳ duyên thị hiện. Tâm đạt cảnh giới: “không tốt không xấu, không dài không ngắn, không cao không thấp, không trên không dưới, không sang không hèn, không đúng không sai, không thiện không ác, không đi không ở, không có không không, hữu định vô định …”, Cảm thụ mà không bám chấp, cúi mình mà không thấp kém, cao lớn mà không kêu ngạo, đắc đạo thị vẫn như không, thực chứng được “Nội tâm vi diệu” thì mới thật sự có thể “nhập thế viên mãn, xuất thế vô ưu”. Đưa “cực lạc” về “Thế gian”, đưa cảnh giới “Niết bàn” vào “Tâm tại thế”, đạt được “Viễn ly sinh tử – Tự chủ luân hồi” ngay chính nơi Tâm mình. Đây cũng chính là Cảnh giới cao nhất trong “Công phu Tâm thái”, là sự phát nguyện của Điền sư tâm thái khi đến với Thế gian này:
“ Phổ truyền Tâm thái
Hạt giống lạc an khắp nhân gian”
(Trích Tâm Thái Kinh Luận Giảng)
ĐIỀN SƯ TÂM THÁI KÍNH BÚT!